Quản lý góp ý đúng mực: 5 bí quyết “dắt dắt” nhân viên tiến bộ
Ai trong số chúng ta khi đi làm đều có thể đã trải qua những cuộc họp căng thẳng và vô tình nhận lời chỉ trích về công việc từ quản lý trong một phòng họp lớn, sau đó họ có thể nhắn tin xin lỗi vì đã nặng lời.
Trong vai trò quản lý và lãnh đạo, Sếp nên góp ý như thế nào để nhân viên không cảm thấy nặng nề, chống đối? Bởi cách thức góp ý ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tiếp thu của nhân viên. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để biết giải pháp
1. Lựa chọn thời điểm và địa điểm phù hợp
– Tránh góp ý trước mặt nhiều người để giữ thể diện cho nhân viên.
– Chọn không gian riêng tư để trao đổi cởi mở và hiệu quả hơn.
– Lựa chọn thời điểm và địa điểm phù hợp: Tránh làm gián đoạn công việc hay nơi công cộng.
2. Tập trung vào hành vi, không công kích cá nhân
– Bắt đầu cuộc trò chuyện bằng thái độ cởi mở, thân thiện.
– Sử dụng ngôn ngữ khách quan, tránh lời nói mang tính xúc phạm hay đánh giá cá nhân.
– Nêu cụ thể hành vi cần góp ý và tác động của nó. Tránh so sánh với người khác. Thay vì nói “Bạn lười biếng”, hãy nói “Việc X chưa được hoàn thành đúng hạn”
3. Sử dụng ngôn ngữ tích cực và khẳng định
– Thay vì nói “Bạn làm sai rồi”, hãy nói “Tôi nghĩ cách làm này có thể hiệu quả hơn”.
– Sử dụng ngôn ngữ khẳng định để truyền tải thông điệp rõ ràng và hiệu quả.
– Sử dụng các câu hỏi mở để dẫn dắt nhân viên tự nhận thức vấn đề.
4. Khuyến khích đối thoại và lắng nghe
– Tạo môi trường cởi mở để nhân viên chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc.
– Lắng nghe để thấu hiểu quan điểm và nguyên nhân dẫn đến sai lầm.
– Thể hiện sự thấu hiểu và đồng cảm. Tránh ngắt lời hay phản ứng tiêu cực.
5. Đề xuất giải pháp và hỗ trợ
– Cùng nhân viên tìm kiếm giải pháp để khắc phục sai lầm.
– Hỗ trợ và hướng dẫn nhân viên cải thiện hiệu quả công việc.
Trong cuốn sách Thuật lãnh đạo nơi công sở, Glenn Shepard đã chia sẻ một bản hướng dẫn toàn diện dành cho cấp bậc quản lý, lãnh đạo các kỹ năng quản lý con người mà mỗi nhà quản lý đều cần:
– Cách thiết lập môi trường lành mạnh để mọi người luôn thích làm việc trong tổ chức
– Truyền động lực và thúc đẩy nhân viên chậm chạp, lười biếng
– Cách thức giao tiếp hiệu quả dựa trên tâm lý học hành vi về nhân sự
– Sử dụng nghệ thuật kỷ luật tại nơi làm việc.
Góp ý đúng mực là nghệ thuật mà mỗi nhà quản lý cần trau dồi. Bằng cách áp dụng các bí quyết trên, bạn có thể “dắt dắt” nhân viên tiến bộ và đạt được thành công trong công việc.
Happy Live Team
Có thể bạn quan tâm: THUẬT LÃNH ĐẠO NƠI CÔNG SỞ