fbpx

Tỷ phú Charlie Munger cảnh báo 3 thói quen gây phá hủy sự nghiệp của bạn

Tỷ phú Charlie Munger, giám đốc điều hành của Berkshire Hathaway, cánh tay phải đắc lực và cũng là một người bạn của nhà đầu tư vĩ đại, Warren Buffett. Điểm chung thú vị của hai ông là thực tâm chia sẻ những nghiệm mà mình tích lũy được qua từng ấy năm.

Charlie Muger được biết đến là một người thành công nhưng khá “lập dị”, ít xuất hiện trước truyền thông. Cách đây hơn 2 thập kỉ, Munger đã diễn thuyết nhiều lần về mối tương quan giữa tâm lý học và kinh tế. Trong một bài diễn thuyết tại Harvard, Phó Chủ tịch Berkshire Hathaway đã nêu ra câu hỏi. “Làm thế nào để kinh tế không kể đến hành vi trong đó? Nếu không phải là hành vi, thì đó có thể là thứ gì được chứ?”

Munger không hứng thú với việc dạy người khác cách làm giàu.

“Đó không phải là vì tôi sợ cạnh tranh hay điều gì đó tương tự như vậy – Warren luôn luôn cởi mở về những gì ông ấy học được, và tôi chia sẻ nét riêng biệt đó”, ông nói.

Mong muốn làm giàu của ông là để có thể độc lập, ông giải thích, và làm những thứ khác mà ông thấy hứng thú, chẳng hạn như đưa ra những bài nói chuyện liên quan đến kinh doanh và định kiến của con người. Munger cảm thấy rằng phản ứng tự nhiên và có điều kiện có thể là lý do tại sao mọi người đưa ra quyết định nghề nghiệp nhất định.

Dựa vào các nghiên cứu từ các nhà xã hội học, tâm lý học và những nhà nghiên cứu khác, Munger chỉ ra 24 khuynh hướng tâm lý khi đưa ra quyết định kinh doanh và nghề nghiệp. Sau đây là 3 khuynh hướng tâm lý ông đặc biệt nhấn mạnh bạn cần phải tránh xa khi đưa ra quyết định.

1. Định kiến từ ghen tức và đố kị

“Ghen tức và đố kị là hai trong 10 lời răng dạy của Chúa.”

Ông nhấn mạnh rằng cảm giác trên phổ biến khắp mọi nơi, nó có thể nảy sinh giữa anh chị em ruột, đồng nghiệp,…

“Tôi từng nghe Warren nói hàng tá lần rằng, “Không phải lòng tham dẫn dắt thế giới mà chính là sự đố kị””.

2. Chấp nhận những niềm tin hư ảo

Trong bài diễn thuyết, Charlie mô tả cách mọi người tạo ra những hiện-thực-hư-ảo để lản tránh sự thật. Ông minh họa bằng câu chuyện của gia đình một người bạn có con trai là vận động viên xuất sắc.

“Người con trai đi chuyến bay qua Bắc Đại Tây Dương và không bao giờ quay trở về nữa, nhưng người mẹ vì quá đau buồn, không chịu tin rằng đứa con đã chết.

Đấy là sự phủ nhận tâm lý học đơn giản. Khi mà hiện-thực-thật quá sức đau đớn, người ta chỉ muốn bóp méo nó để có thể chấp nhận được thì thôi.

Tất cả chúng ta đều từng mắc phải tâm lý như vậy ở chừng mực nào đó, và nhận định sai lệch này có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng.”

3. Đưa ra đánh giá phiến diện về người khác

Munger cho rằng con người thích gắn bó với những gì quen thuộc dù nó tốt hơn hay tệ đi, và ông gọi đây là tâm lý “yêu thích sự biến dạng”.

Ông nói rằng đây là “khuynh hướng đặc biệt thích một kiểu người hay một dạng cấu trúc ý tưởng nào đó”. Điều này cũng có thể khiến “đánh giá của bạn mang tính cảm xúc và dễ bị xuôi theo người mà bạn yêu thích hay quý trọng”.

Mặc khác, ông phân tích cụ thể về “KHÔNG yêu thích sự biến dạng”, đó là xu hướng quay lưng lại với những người mà ta không thích.” Điều đó làm giảm “sự học” của con người.

Ví dụ, có những lợi ích khi chúng ta giữ được tâm thế cởi mở khi giao tiếp với người mà ta không thích. Điều này là thách thức lớn đôi với hình mẫu một người giao tiếp tốt và học hỏi thứ mới.

Nguồn: CNBC, Happy Live dịch

 

Có thể bạn quan tâm

Damn Right! – Tác giả Janet Lowe

(Vén màn bí ẩn về tỷ phú Charlie Munger – Cánh tay phải của Warren Buffett)

 

ĐỌC THỬ

ĐẶT NGAY

 

Các viết cùng chủ đề