fbpx

WTO: Thương mại toàn cầu sẽ giảm tốc vì xung đột Nga-Ukraine

Ngày 11/04, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) dự báo xung đột Nga-Ukraine có thể khiến tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm gần 50% trong năm nay và tác động tiêu cực tới tăng trưởng GDP toàn cầu.

WTO cho biết cuộc xung đột Nga-Ukraine không những tạo ra cuộc khủng hoảng nhân đạo mà còn “giáng một đòn mạnh” vào nền kinh tế toàn cầu.

WTO cho biết mặc dù Nga và Ukraine chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong hoạt động thương mại và sản lượng của thế giới, nhưng họ là những nhà cung ứng quan trọng về các sản phẩm thiết yếu, nhất là thực phẩm và năng lượng. Hai nước cung cấp khoảng 25% lúa mì, 15% lúa mạch và 45% sản phẩm hướng dương xuất khẩu trên toàn cầu vào năm 2019. Riêng Nga đã chiếm 9.4% thương mại nhiên liệu thế giới, bao gồm 20% thị phần xuất khẩu khí đốt tự nhiên.

Ảnh: Internet

Dựa trên mô hình mô phỏng kinh tế toàn cầu, WTO dự báo căng thẳng Nga-Ukraine có thể khiến tăng trưởng GDP giảm 0.7 – 1.3 điểm phần trăm xuống còn 3.1%-3.75% trong năm 2022. Tổ chức này cũng dự báo tăng trưởng thương mại toàn cầu năm nay có thể giảm một nửa xuống còn khoảng 2.4-3%, từ dự báo tăng trưởng 4.7% hồi tháng 10/2021. 

WTO cũng cho biết xung đột đã đẩy giá lương thực và năng lượng lên cao, đồng thời làm giảm khả năng cung cấp hàng hóa xuất khẩu của Nga và Ukraine. Cả Nga và Ukraine đều là những nhà cung cấp quan trọng các sản phẩm thiết yếu, đặc biệt là thực phẩm và năng lượng. Hai nước cung cấp khoảng 25% lúa mì, 15% lúa mạch và 45% sản phẩm hướng dương xuất khẩu trên toàn cầu vào năm 2019. Riêng Nga đã chiếm 9.4% thương mại nhiên liệu thế giới, bao gồm 20% thị phần xuất khẩu khí đốt tự nhiên.

WTO cho biết một số khu vực sẽ bị tác động mạnh hơn các khu vực khác.

Châu Âu là điểm đến chính của cả hàng xuất khẩu từ Nga và Ukraine, và do đó có thể sẽ phải hứng chịu tác động kinh tế, theo WTO. Gián đoạn trong vận chuyển các lô hàng ngũ cốc và thực phẩm khác cũng sẽ làm tăng giá nông sản.

Châu Phi và Trung Đông là những khu vực dễ bị tổn thương vì hai khu vực này nhập khẩu hơn 50% nhu cầu ngũ cốc từ Ukraine và Nga. Tổng cộng có 35 quốc gia ở châu Phi nhập khẩu lương thực và 22 quốc gia nhập khẩu phân bón từ Ukraine, Nga hoặc từ cả hai nước.

Trong khi đó, một số quốc gia ở Nam Sahara của châu Phi cũng đang phải đối mặt với nguy cơ giá lúa mì tăng cao tới 50-85% do tác động của cuộc khủng hoảng đối với các lô hàng ngũ cốc. Do đó, WTO cảnh báo cuộc khủng hoảng hiện nay có khả năng làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực quốc tế vào thời điểm mà giá lương thực đã ở mức cao trong lịch sử do đại dịch Covid-19 và các yếu tố khác.

Về dài hạn, WTO cảnh báo cuộc xung đột Nga-Ukraine thậm chí có thể châm ngòi cho việc phân rã nền kinh tế toàn cầu thành các khối riêng biệt. Các biện pháp trừng phạt có thể khiến các nền kinh tế lớn tiến tới “chia tách” dựa trên các cân nhắc địa chính trị, với mục tiêu đạt được khả năng tự cung tự cấp nhiều hơn trong sản xuất và thương mại.

Các tổ chức tư nhân cũng có thể quyết định giảm thiểu rủi ro bằng cách định hướng lại chuỗi cung ứng. WTO cảnh báo rằng thiệt hại đối với thu nhập từ sự phát triển theo chiều hướng như vậy “sẽ rất nghiêm trọng, đặc biệt là đối với các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển”. Ở cấp độ toàn cầu, xu hướng này có thể làm giảm khoảng 5% GDP trong dài hạn thông qua việc hạn chế cạnh tranh và kìm hãm sự đổi mới, dẫn tới việc GDP có thể sụt giảm nghiêm trọng hơn.

Nguồn: vietstock

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách Giao dịch theo xu hướng

đánh bại mọi thị trường

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề