fbpx

Cựu nhân viên Apple tiết lộ tài năng thực sự đầy bất ngờ của Steve Jobs

Nhờ Steve Jobs, các phòng kinh doanh, marketing và thiết kế của Apple hiểu rõ tâm lý khách hàng hơn bất kỳ ai.

Michael Hageloh từng là giám đốc kinh doanh của Apple và ông cho biết trong 22 năm làm việc tại đây, ông hiếm khi thấy ai bán được cái gì. Nhưng khi Steve Jobs quay trở lại Apple vào năm 1997, mọi thứ thay đổi hẳn. Jobs là một nhân viên kinh doanh lão luyện, nhưng ông không coi đó là bán hàng, mà là quyến rũ khách hàng.

Nhờ Jobs, các phòng kinh doanh, marketing và thiết kế của Apple hiểu rõ tâm lý khách hàng hơn bất kỳ ai. Chúng tôi hiểu được rằng ông ai muốn bị dụ mua hang. Tầm nhìn thiên tài của Jobs là ở chỗ ông thấy được điều khách hàng thực sự muốn công nghệ mang lại cho họ không phải là tính toán hay lưu trữ dữ liệu mà là đưa họ đến những nơi mới lạ và cho họ khả năng thay đổi điều gì đó trong thế giới của mình.

Hageloh kể về một cuộc họp với Jobs mà ông không bao giờ quên. Trong cuộc họp đó Jobs được hỏi mình nghĩ gì về việc sử dụng công nghệ (tức máy tính) và ông trả lời: “Chúng vẫn còn quá khó sử dụng”. Chỉ với tuyên ngôn đơn giản đó, Apple Computer trở thành Apple.

Sự hiểu thấu đó chính là yếu tố mấu chốt dẫn đến bước ngoặt cho Apple. Từ đó, slogan “Think Different” được tạo ra như một câu chú xác định mối quan hệ với khách hang bằng cách mời họ tham gia với Apple và trở thành một phần của điều gì đó phi thường. Chính slogan này khiến Apple hướng đến phân khúc cao cấp của thị trường. 

Họ ngừng lo lắng về giá và tập trung đưa đến những giá trị về hiệu năng, thiết kế và trải nghiệm khách hàng từ những chi tiết nhỏ nhất. Chẳng hạn, có bao nhiêu công ty bỏ ra hang ngàn giờ để tạo được trải nghiệm mở hộp sản phẩm hoàn hảo như Apple? Sự chú ý tỉ mỉ đến từng chi tiết chính là một khía cạnh của sự xa xỉ mà Apple hướng tới.

Steve Jobs là ai? Cùng tìm hiểu về cuộc đời của founder vĩ đại này nhé

Âm nhạc. Ngay từ những ngày đầu tiên, gần như mọi người làm việc ở Apple đều có nền tảng về âm nhạc. Âm nhạc thấm nhuần vào toàn bộ công ty, từ phòng kinh doanh cho đến marketing, vì thế không có gì ngạc nhiên khi sản phẩm đột phá đầu tiên của Apple là iPod, tiếp đó là iTunes. 

Tất cả đều xuất phát từ lời nói, nhịp điệu và vô số lần diễn tập dưới sự điều hướng của một mình Steve Jobs để ếm bùa vào khách hàng. Bạn còn nhớ quảng cáo iTunes TV với những người trẻ nhảy múa trên hình chiếu bóng không? Chúng tôi muốn truyền tải rằng Apple là một cảm nhận, và không gì nắm bắt cảm nhận đó hơn là âm nhạc.

Sự khêu gợi

Trước Apple, máy tính cực kỳ nhàm chán. IBM, HP và các nhà sản xuất khác cho rằng hiệu năng quan trọng với khách hàng hơn là cảm hứng hay sự thích thú. Họ đã sai hoàn toàn. Những chiếc iMac màu viên kẹo ra đời vào năm 1998 đã đưa nét quyến rũ vào một cỗ máy tròn trịa hình giọt lệ. Và mọi người đều yêu thích chúng. Trong thế giới công nghệ, vẻ đẹp bỗng trở nên quan trọng ngang với tốc độ và hiệu năng.

Sự chân thực

Thiên khiếu của Jobs là ở chỗ ông hiểu được rằng trong khi người tiêu dùng có thể hài long với các thiết bị nhanh và đáng tin cậy, họ vẫn luôn muốn những điều kỳ diệu và không gì kỳ diệu hơn là một vật thể bị ếm bùa. Các sản phẩm của Apple cần phải có được sự kỳ diệu ấy. Cảm xúc chân thực khi sử dụng iPod hoặc iPhone phải chính xác y như bạn tưởng tượng về việc đó, từ dòng chữ trên bao da của chiếc macbook cho đến cảm nhận của cặp AirPod trong tai của bạn. Jobs muốn người dùng có thể chạm vào và cảm nhận một chút “thần diệu” mà Apple mang đến cho họ.

Cảm xúc

 Nếu bạn được hỏi về cảm nhận khi sử dụng một chiếc máy tính chạy Windows, bạn sẽ nói gì? Hiệu quả? Có thể. Nhưng trải nghiệm người dùng, marketing và tính đa dụng từ các sản phẩm của Apple khiến khách hàng cảm thấy như mình có thể tái tạo lại thế giới. Steve Jobs và các thiên tài marketing của Apple thấy rằng trong khi các đối thủ cạnh tranh tập trung vào hiệu năng, Apple sẽ tập trung vào cảm xúc. Apple khiến khách hang cảm thấy họ có thể “suy nghĩ khác biệt” và điều đó mang lại cho họ niềm vui.

Cảm giác cộng đồng. Có lẽ thành công lớn nhất của Apple là biến những khách hàng của mình thành một cộng đồng. Ai lại không muốn cảm thấy mình là một phần của một cái gì đó “tinh hoa”, một cộng đồng “bí mật”?

Cả thế giới đã bị Apple quyến rũ và mối tình này đã kéo dài mãi từ năm 1998.

Nếu bạn muốn đưa doanh nghiệp của mình vượt ra khỏi ranh giới thông thường của sự “bán hang”, hãy tìm cách quyến rũ khách hàng và khiến họ cảm thấy yêu sản phẩm của bạn.

Nguồn: Cafebiz

Có thể bạn quan tâm: Bộ sách Thay thói quen – Đổi vận mệnh

Bộ sách Thay thói quen - Đổi vận mệnh
                        ĐẶT NGAY

Các viết cùng chủ đề