fbpx

Muốn đầu tư thành công hãy luôn bám vào biên an toàn

Hầu hết các trường kinh doanh hàng đầu trên thế giới không hiểu các nguyên tắc cơ bản của biên an toàn hay Dhandho. Đối với họ, rủi ro thấp và lợi nhuận thấp đi liền khúc ruột, cũng như rủi ro cao và lợi nhuận cao. Trong suốt cuộc đời, tất cả chúng ta đều bắt gặp nhiều tình huống rủi ro thấp, có lợi nhuận cao.

(*) Bài viết được trích từ sách Nghệ thuật đầu tư Dhandho (Đọc thử và đặt sách tại đây)

Muốn đầu tư thành công hãy luôn bám vào biên an toàn

Chúng tồn tại khắp mọi khía cạnh của cuộc sống. Các trường kinh doanh lý ra nên dạy sinh viên cách dò tìm và khai thác những cơ hội này. Một trong những ví dụ sinh động nhất về biên an toàn trong thị trường chứng khoán là quan điểm của Warren Buffett về vấn đề mua cổ phiếu Washington Post vào năm 1973:

Toàn bộ cổ phần [Washington Post (WPC)] chúng tôi đã mua vào giữa năm 1973 có mức giá không quá một phần tư giá trị doanh nghiệp trên mỗi cổ phiếu. Tính toán tỷ lệ giá/giá trị không yêu cầu thấu hiểu bất thường. Hầu hết các nhà phân tích chứng khoán, môi giới truyền thông và ban lãnh đạo truyền thông đều ước tính giá trị kinh doanh nội tại của WPC từ 400 đến 500 triệu đô la giống như kết quả của chúng tôi. Giá trị thị trường chứng khoán 100 triệu đô la của nó đều công khai hàng ngày cho tất cả mọi người. Lợi thế của chúng tôi mà đúng hơn là thái độ: chúng tôi đã học từ Ben Graham rằng chìa khóa để thành công trong đầu tư là mua cổ phiếu của các doanh nghiệp tốt khi giá thị trường chiết khấu lớn so với giá trị kinh doanh cơ sở.

…Trong giai đoạn từ năm 1973 đến 1974, WPC tiếp tục hoạt động hiệu quả, và giá trị nội tại tăng lên. Tuy nhiên, vào cuối năm 1974, số cổ phần WPC chúng tôi nắm giữ đã giảm khoảng 25%, cụ thể là giá trị thị trường đạt 8 triệu đô la trong khi chi phí của chúng tôi đến 10,6 triệu đô la. Số cổ phần chúng tôi mua được giá hời đến lạ một năm trước đó nay trở nên rẻ hơn thêm một ít nữa theo giá thị trường, trong sự khôn ngoan vô tận của nó, làm cho giá cổ phiếu WPC thấp hơn 20 xu so với một đồng đô la giá trị nội tại.

– Warren Buffett

Ngoài ra, Buffett không bán đi dù là một cổ phiếu của Washington Post trong 33 năm nắm giữ cổ phiếu này. Khoản đầu tư ban đầu trị giá 10,6 triệu đô la này hiện trị giá trên 1,3 tỷ đô la – gấp 124 lần khoản đầu tư ban đầu. Washington Post trả một khoản cổ tức khiêm tốn không được bao gồm trong số 124 lần. Cổ tức khiêm tốn đó, hiện được trả cho Bưu điện cho Berkshire mỗi năm, vượt quá số tiền mà ông Buffett trả cho cổ phiếu ngay từ đầu.

Buffett không bán đi dù là một cổ phiếu của Washington Post trong 33 năm nắm giữ cổ phiếu này.
Buffett không bán đi dù là một cổ phiếu của Washington Post trong 33 năm nắm giữ cổ phiếu này.

Tại sao giao dịch của Washington Post ở mức chênh lệch lớn đến giá trị nội tại trong 1973/1974? Ông Buffett tiếp tục đưa ra lời giải thích:

Tuy nhiên, hầu hết các nhà đầu tư tổ chức vào đầu thập niên 1970, coi giá trị doanh nghiệp chỉ là thông số liên quan thứ yếu trong quyết định mua bán. Thời nay, điều này trông đến khó tin.

Tuy nhiên, các thể chế này đã theo học các trường kinh doanh thanh thế, họ rao giảng lý thuyết thời thượng: thị trường chứng khoán hoàn toàn hiệu quả, do đó tính toán giá trị doanh nghiệp – thậm chí bản thân suy nghĩ – không hề quan trọng trong hoạt động đầu tư. (Chúng ta hàm ơn những nhà học thuật hàn lâm đó: điều gì có thể tạo lợi thế trong một cuộc thi trí tuệ – dù đó là trò bridge, cờ vua, hay lựa chọn cổ phiếu – hơn việc có những đối thủ được dạy bảo rằng tư duy chỉ là trò lãng phí năng lượng?).
– Warren Buffett

Trong 20 năm qua, tư duy của các nhà đầu tư tổ chức về thị trường hiệu quả không có nhiều thay đổi, như lời Charlie Munger trong phát biểu tại hội nghị thường niên Wesco năm 2004: Rất ít người áp dụng cách tiếp cận của chúng tôi… Có lẽ 2% tổng số sẽ chui vào góc của chúng tôi trong lều, 98% phần còn lại sẽ tin vào điều được bảo (ví dụ, thị trường hoàn toàn hiệu quả).
– Charlie Munger

Cần lưu ý rằng Buffett đã mua cổ phần của Washington Post với mức chiết khấu 75% so với giá trị nội tại. Như Benjamin Graham chia sẻ với Thượng nghị sĩ Fulbright, tất cả khoản giảm giá so với giá trị nội tại rồi cũng đóng lại. Buffett biết rằng khoảng cách này có thể sẽ đóng lại vài năm kế tiếp. Khi quyết định đầu tư, tôi giả định khoản chênh lệch có khả năng đóng lại từ ba năm trở xuống. Kinh nghiệm của chuyên gia đầu tư như tôi hơn 7 năm qua cho thấy khoản chênh lệch đóng lại trong dưới 18 tháng. 

Buffett mua cổ phần của Washington Post với giá khoảng 6,15 đô la mỗi cổ phiếu vào năm 1973. Ông biết rằng doanh nghiệp có giá trị khoảng 25 đô la mỗi cổ phiếu. Giả sử ít nhất Washington Post cũng tăng đến 90% giá trị nội tại của mình trong ba năm. Ngoài ra, giả sử nhờ thu nhập giữ lại và tăng trưởng kinh doanh, giá trị nội tại tăng ở mức khiêm tốn 10% một năm. Do đó, vào năm 1976, trị giá mỗi cổ phiếu của doanh nghiệp đạt trên 33,28 đô la (25 đô la × 1,1 × 1,1 × 1,1), và 90% của số đó đạt khoảng 30 đô la. Nếu một người mua cổ phiếu vào năm 1973 và bán vào năm 1976, lợi nhuận hàng năm sẽ đạt khoảng 70% mỗi năm. Vận dụng Công thức Kelly trên khoản đầu tư này xem sao. Giả sử tỷ lệ cược thận trọng trong ba năm như sau:

Muốn đầu tư thành công hãy luôn bám vào biên an toàn

Trong trường hợp này, Công thức Kelly khuyến cáo nhà đầu tư đặt cược 98,7% ngân quỹ mình có cho cơ hội dâng tận cửa này. Vào thời điểm đó, Berkshire Hathaway có tổng vốn hóa thị trường khoảng 60 triệu đô la. Tiền mặt có sẵn dường như chiếm một phần nhỏ trong con số này. Tôi đoán Buffett hẳn sử dụng hơn 25% ngân quỹ hiện có của mình vào khoản cược này.

Ta có thể hiểu lý do Graham gắn chặt vào biên an toàn. Giảm thiểu rủi ro đồng thời tối đa hóa lợi thế là một khái niệm quyền năng. Đó là lý do khiến Buffett đạt giá trị tài sản ròng hơn 40 tỷ đô la. Ông có được bằng cách chấp nhận rủi ro nhỏ đồng thời luôn tối đa hóa lợi nhuận. Phần nhiều, tài sản giao dịch ở mức giá bằng hoặc cao hơn giá trị nội tại của chúng. Tuy nhiên, chìa khóa, là kiên nhẫn chờ đợi cú phát bóng siêu nhanh trung tâm. Người ta gọi đó là quãng thời gian chìm trong đau khổ và bi quan cực độ, khi mà tính hợp lý vụt mất ngoài cửa sổ và giá của những tài sản nhất định thì thấp hơn giá trị nội tại cơ sở của chúng. Đau khổ cùng cực có thể xuất phát từ các sự kiện vĩ mô như 11/9 hoặc khủng hoảng tên lửa Cuba.

Chúng ta không thể dự đoán nhóm tài sản nào có khả năng gặp khó khăn tiếp theo. Tuy nhiên, nếu ta chỉ tập trung vào một lớp tài sản cổ phiếu, bao gồm hàng nghìn doanh nghiệp. Hầu như mỗi tuần, các doanh nghiệp cụ thể giao dịch trên thị trường chứng khoán có thể thấy giá của chúng sụp đổ. Đôi khi nguyên cả lĩnh vực cũng bị xóa sổ. Tuy nhiên, hiếm khi xảy ra sự kiện toàn bộ thị trường bị bán hạ giá do một cú sốc vĩ mô nào đó, điển hình là sự kiện 11/9.

Papa Patel, Manilal, Richard Branson, Graham, Munger, và Buffett luôn gắn chặt vào biên an toàn lớn và miệt mài tìm kiếm những khoản đầu tư có rủi ro thấp, lợi nhuận cao. Đây thực sự là công thức của vận may.

Trích Chương 12: Dhandho 401 – Luôn bám vào biên an toàn sách: Nghệ thuật đầu tư Dhandho 

Có thể bạn quan tâm: Nghệ thuật đầu tư Dhandho
(Phương pháp đầu tư rủi ro thấp, lợi nhuận cao
)

ĐỌC THỬ 
ĐẶT NGAY

 

Các viết cùng chủ đề