5 ‘sự thật’ giúp bạn nắm bắt thị hiếu khách hàng!
Để lập kế hoạch cho năm mới, các doanh nghiệp thường sử dụng dữ liệu và thông tin chi tiết của năm gần đây nhất để xác định các xu hướng mới nổi và tìm ra hành vi nào của người tiêu dùng có khả năng xảy ra nhất.
Với một đại dịch đang tạo ra những thay đổi sâu sắc về xã hội, kinh tế và công nghệ, việc đưa ra ý nghĩa về năm 2020 dường như là một nhiệm vụ gần như bất khả thi.
Nhưng nhiều thay đổi diễn ra vào năm ngoái về cơ bản không phải là mới. Thay vào đó, đại dịch hoạt động như một chất xúc tác để thúc đẩy các hành vi đã và đang được thực hiện.
Có lẽ không ở đâu điều này rõ ràng hơn việc người tiêu dùng ngày càng tích hợp công nghệ kỹ thuật số vào mọi khía cạnh cuộc sống của họ – bao gồm thương mại điện tử, giải trí, giáo dục và cả y tế từ xa.
Năm vừa qua cũng chứng kiến sự thúc đẩy trên toàn thế giới về sự công bằng xã hội, một công bằng có ý nghĩa đối với các thương hiệu trên toàn cầu.
Tác động của những chất xúc tác bên ngoài này sẽ không chỉ biến mất vào cuối năm. Để sẵn sàng cho năm 2021 và hơn thế nữa, các doanh nghiệp sẽ cần phải nắm bắt sự nhanh nhẹn hơn là chắc chắn.
Biến dữ liệu và phân tích thành một phần trong quy trình kinh doanh của họ và cung cấp cho khách hàng trải nghiệm cá nhân và liền mạch hơn – đồng thời trấn an và nhắc nhở mọi người rằng doanh nghiệp bạn luôn hiểu khách hàng của mình.
Làm sao chúng ta biết được điều này? Google đã xem xét lại hàng tỷ truy vấn tìm kiếm từ năm 2020, cũng như các hành vi, khảo sát và phỏng vấn của người tiêu dùng từ đó đưa ra 05 thông tin chi tiết chính mà bạn có thể cần nắm bắt.
1. Tạo sự kiểm soát
Trong 2021, mọi người vẫn sẽ tiếp tục đối mặt với sự không chắc chắn. Với sự biến đổi này, người tiêu dùng của chúng ta càng tìm kiếm nhiều hơn về sự trấn an và an toàn với mục tiêu bảo vệ và cải thiện cuộc sống của họ.
Bằng cách nào người làm kinh doanh giúp khách hàng của mình tồn tại và còn trở nên thịnh vượng hơn? Hãy tự trả lời cho chính mình.
2. Mặc cả để cân bằng
Không có thời điểm nào mà sự khao khát được cân bằng trong cuộc sống lại trở nên quan trọng như bây giờ, trong thời buổi đầy biến động và bất trắc từ đại dịch.
Người tiêu dùng sẽ tiếp tục đàm phán, thoả thuận và mặc cả với chính họ và với những người khác để thiết lập một ‘biên giới’ từ đó khôi phục lại cảm giác của sự cân bằng thông qua cảm xúc lẫn các yếu tố lý tính.
Với tư cách là một chủ doanh nghiệp, bạn sẽ làm gì để giúp khách hàng của mình đạt được sự cân bằng đó?
3. Hướng tới sự kết nối
Đại dịch đã góp phần thúc đẩy người tiêu dùng xây dựng và duy trì mối quan hệ trong một thế giới thực nhiều hơn. Người tiêu cũng thấy rất nhiều cách mới để kết nối, họ sẽ tìm ra môt phương pháp tiếp cận phù hợp nhất với họ để kết nối với chính cộng đồng của họ.
Bằng cách nào người làm kinh doanh có thể kích hoạt người tiêu dùng vừa duy trì được các mối quan hệ hiện hữu trong khi vẫn cung cấp cho họ những cơ hội để tiếp cận các mối quan hệ mới? Phần này dành cho bạn!
4. Sắp xếp lại không gian
Khi đại dịch đã buộc người tiêu dùng phải đa dạng hoá chức năng các không gian cá nhân của họ càng nhiều càng tốt. Người tiêu dùng đang tìm cách để ra khỏi nhà và muốn trở về với thế giới rộng lớn hơn.
Là doanh nghiệp, bạn sẽ làm gì để giảm nhẹ sự căng thẳng đó trong tâm trí người tiêu dùng.
5. Nhu cầu của sự thay đổi
Trong nhiều phần trên thế giới, đại dịch đã cho thấy sự biến động rất lớn trong xã hội. Sự tăng cường của phong trào Black Lives Matter là môt ví dụ.
Mọi người đang có nhu cầu thay đổi, 68% người Mỹ cho rằng danh tiếng trách nhiệm xã hội của thương hiệu sẽ ảnh hưởng đến cách họ ra quyết định mua hàng.
Sự ảnh hưởng này đến cách người tiêu dùng chọn một thương hiệu vẫn sẽ tiếp diễn trong 2021.
Là một nhà kinh doanh bạn sẽ làm gì?
Nguồn: Marketing Trips