fbpx

Phương pháp 4M: Xác định giá trị nội tại của doanh nghiệp hay giá cả để đầu tư

Ở phố Wall, người ta có rất nhiều từ ngữ để nói về giá trị. Ví dụ như là “giá trị nội tại”, “giá bán lẻ”, hoặc là “giá trị của một doanh nghiệp”, còn tôi, tôi luôn dùng “giá niêm yết” (sticker price) để nói về giá trị.

phuong-phap-4m-xac-dinh-gia-tri-noi-tai-cua-doanh-nghiep-hay-gia-ca-de-dau-tu-happy-ive-3
Định giá trị thực của doanh nghiệp

Bạn cần liên tưởng “giá trị thực” mà Phil Town đề cập đến tình huống này, đó là bạn vào một cửa hàng xe hơi, trên mỗi chiếc xe đều có giá niêm yết. Cũng như không bao giờ chúng ta trả ngay số tiền được niêm yết để đưa chiếc xe về, ta cũng không bao giờ trả đúng giá niêm yết để mua cổ phiếu. Chúng ta muốn mua với giá hời. Giá niêm yết chính là giá bán lẻ, giá trị nội tại, giá trị thực của một doanh nghiệp. Và là giá mà ta sẽ không mua. Không bao giờ.

Ở Quy tắc số 1, tôi đã trình bày về cách tính giá trị thực của một doanh nghiệp là dựa vào bốn yếu tố:

1. Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS) trong 12 tháng gần nhất;
2. Tỉ lệ tăng trưởng EPS trong 10 năm tới;
3. Chỉ số PE trong 10 năm vừa qua;
4. Tỉ lệ lợi nhuận tối thiểu chấp nhận được (Minimum Acceptable
Rate of Return – MARR).

Nếu có bốn thông tin này, bạn có thể xác định được giá trị thực của doanh nghiệp mà bạn đang muốn mua cổ phiếu.

Trong bốn yếu tố kể trên để nhận diễn tổng quát bạn có hãy tham khảo KungFu Stocks Pro sẽ giúp bản thân nhanh chóng cập nhật những thông giá nội tại của một doanh nghiệp. Để biết EPS trong 12 tháng gần nhất.

phuong-phap-4m-xac-dinh-gia-tri-noi-tai-cua-doanh-nghiep-hay-gia-ca-de-dau-tu-happy-live-1
Nguồn: KungFu Stocks Pro
phuong-phap-4m-xac-dinh-gia-tri-noi-tai-cua-doanh-nghiep-hay-gia-ca-de-dau-tu-happy-live-2
Nguồn: KungFu Stocks Pro

Còn tỉ lệ lợi nhuận tối thiểu chấp nhận được MARR, yếu tố đứng thứ tư trong danh sách, nó cố định ở mức 15% và chẳng bao giờ thay đổi. Bạn thắc mắc là tại sao là 15%. Là bởi vì mức 15% vừa đủ trang trải các chi phí cho lạm phát, lãi suất trái phiếu, thuế, và cũng bao gồm một phần tiền lãi xem như tiền công cho nỗ lực của chúng ta. Bạn phải ghim vào đầu con số này khi định giá một công ty: 15%. Chỉ có thể hơn, không thể bớt.

phuong-phap-4m-xac-dinh-gia-niem-yet-hay-gia-tri-thuc-cua-doanh-nghiep-de-dau-tu-happy-live-2
Nguồn: Happylive

Với yếu tố thứ ba, chỉ số PE (Price per Earning) trong 10 năm của một công ty, cũng không quá khó để tìm kiếm. Bạn hãy tìm chỉ số PE trong quá khứ của công ty đó. Đừng lấy thông tin của quý gần nhất, mà là của 10 năm vừa qua. Bởi vì nó sẽ giúp ta dự báo được chỉ số PE của tương lai của công ty này. Ở bước này, thấu hiểu doanh nghiệp sẽ rất hữu ích: Nếu, ví dụ, một công nghệ mới sẽ biến sản phẩm của công ty trở nên lỗi thời, khi ấy những số liệu PE trong quá khứ không còn giá trị ước đoán nữa.

Nhưng nếu bạn theo đúng ba chữ M, ngay từ đầu bạn đã chẳng quan tâm đến một công ty sẽ sớm lỗi thời phải không?

Bạn cũng cần hiểu quy luật này: Lý do giá bán cổ phiếu là bội số của lợi nhuận vì chẳng ai lại đem bán công ty chỉ để đổi lấy một năm lợi nhuận cả. Đó là điều dại dột. Vì nếu không bán, sau một năm bạn cũng có được lợi nhuận một năm rồi. Để dễ hiểu, tôi đưa cho ra một ví dụ thế này. Giả sử tôi đang có một quầy nước giải khát đem lại lợi nhuận 100 đô la trong năm ngoái, tôi sẽ không dại dột bán cho người khác cái quầy đó với giá 100 đô la (chỉ số PE là 1), bởi vì đằng nào thì tôi cũng sẽ có thêm 100 đô la vào năm sau. Tôi sẽ bán với giá 300 đô la, vì tôi tốn ba năm để gây dựng được một quầy nước giải khát đem lại lợi nhuận 100 đô la một năm. Nếu tôi bán với giá 300 đô la, bội số bán quầy của tôi là 3. Nói cách khác quầy nước của tôi được bán với PE là 3. Hoặc quầy của tôi được bán với giá bán
gấp ba lần lợi nhuận.

Một cách khác để tìm ra chỉ số PE hay bội số để sử dụng là lấy “chỉ số tăng trưởng dự báo trong tương lai” nhân với 2. Để có “chỉ số tăng trưởng thu nhập dự đoán” của các nhà phân tích chuyên nghiệp, bạn cần vào mục Earnings Estimates, rồi click vào Earnings Growth Rates là có kết quả.

Nếu chỉ số tăng trưởng thu nhập đoán là 13% một năm, khi ấy PE ở mức 26 (13 x 2 = 26) thuộc ngưỡng cho phép. Hãy chọn dùng kết quả nhỏ hơn để tính toán. Tức là, lúc nãy chúng ta tìm được con số 18,4 (mức PE trung bình trong năm năm vừa qua), bây giờ lại tìm được kết quả là 26, thì hãy lấy số nhỏ hơn là 18,4. Hãy thật bảo thủ và chọn con số PE an toàn hơn cho mình.

Thông số cuối cùng, chính là yếu tố thứ hai trong danh sách, cần xác định để tính giá trị thực của cổ phiếu là tỉ lệ tăng trưởng EPS trong 10 năm sắp tới. Đây là chỉ số tốt nhất để chúng ta ước lượng tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận tương lai của doanh nghiệp. Nó giúp chúng ta biết được doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu tiền trong tương lai để làm cơ sở cho việc hôm nay chúng ta sẽ trả bao nhiêu để mua công ty.

Phil Town nhắc lại bao nhiêu lần cũng không đủ, rằng tìm ra một tỉ lệ tăng trưởng hợp lý cho công ty mục tiêu của bạn phụ thuộc vào việc thấu hiểu về ngành và về công ty. Bạn không thể bỏ qua bước xác định ba chữ M (Meaning, Moat, và Management) mà nhảy vào tính toán biên độ an toàn (MOS) ngay, và hy vọng lợi nhuận hàng năm sẽ ở mức 24%. Và bạn sẽ không thể tìm được giá trị thật sự của một doanh nghiệp, nếu như không nắm Ý nghĩa, Con hào kinh tế, và Ban điều hành của nó (ba chữ M)…

Trích sách Ngày đòi nợ

 

Có thể bạn quan tâm ấn phẩm bán chạy nhất của Happy Live

Ngày đòi nợ – Phil Town

ĐẶT SÁCH NGAY

Các viết cùng chủ đề