fbpx

Quy tắc K.I.S.S trong giao dịch: Tưởng dễ, nhưng không phải NĐT nào cũng làm được

Có một vấn đề mà nhiều NĐT gặp phải, rằng chúng ta thường có xu hướng phức tạp hóa vấn đề lên theo thời gian. Thế nhưng, để đầu tư tốt hơn, chúng ta cần giữ cho mọi thứ thật đơn giản.

Quy tắc K.I.S.S trong giao dịch: Tưởng dễ, nhưng không phải NĐT nào cũng làm được

K.I.S.S: Keep It Simple, Stupid

Quy tắc này thực chất là một lời nhắc nhở rằng các NĐT nên giữ cho mọi thứ thật đơn giản, tuy nhiên không phải ai cũng có thể làm được.

Với hàng nghìn bài viết, chỉ báo, chiến lược đang có trên thị trường, và mỗi NĐT lại theo đuổi một phong cách nhất định, làm thế nào để chúng ta có thể giảm mọi thứ xuống mức tối thiểu và giữ cho nó đơn giản? 

Câu trả lời chính là: Hãy tập trung vào một thứ duy nhất tại mỗi thời điểm của quá trình giao dịch. 

Bước 1: Có một kế hoạch giao dịch

Để trở thành một NĐT hiệu quả, bạn phải có một kế hoạch giao dịch. Trong một thị trường với hàng vạn điều kiện luôn thay đổi, bạn cần lọc ra tất cả các thông tin cần thiết, cũng như các thông tin không liên quan. Sau đó, chúng ta hãy đối chiếu với đồ thị kỹ thuật để lập kế hoạch.

Một kế hoạch giao dịch theo kỹ thuật hiệu quả có thể hiểu là một tập hợp các điều kiện cần có để nói cho NĐT biết rằng “Tôi có thể giao dịch tại đây”. Các kế hoạch, yếu tố đầu vào của mỗi NĐT sẽ là khác nhau. Ví dụ, một NĐT có thể chỉ tham gia khi cổ phiếu xuất hiện điểm phá vỡ từ mẫu hình chiếc cốc tay cầm, một số khác chỉ thích mua cổ phiếu khi giá đạt đỉnh cao mới, hoặc có người chỉ bán khi cổ phiếu đóng cửa dưới đường chỉ báo MA50 kèm khối lượng lớn. 

Bằng cách có một kế hoạch giao dịch (và các điều kiện kỹ thuật cụ thể), NĐT có thể giữ cho việc giao dịch ở mức đơn giản. Chúng ta sẽ không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý, tin tức, hay thậm chí là hiệu ứng đám đông. Khi và chỉ khi cổ phiếu đáp ứng được các yếu tố đầu vào, chúng ta mới thực sự hành động. 

Bước 2: Hành động

Sau khi có một kế hoạch giao dịch, chúng ta cần thực sự biết rằng khi nào nên tiến hành Mua hoặc Bán chứng khoán. Có nhiều cách để xác định cụ thể thời điểm hành động, nhưng thông thường, NĐT sẽ sử dụng một hoặc một vài chỉ báo chỉ thuật. Nếu thị trường hoặc một chứng khoán đi qua mức chỉ báo đó, chúng ta sẽ nhận được một tín hiệu hành động. Nhiệm vụ của chúng ta lúc này chỉ là tiến hành thực hiện hành động theo kế hoạch ban đầu đã đặt ra mà thôi.

Bước 3: Đừng quên tỷ lệ Rủi ro/Lợi nhuận

Quy tắc K.I.S.S trong giao dịch: Tưởng dễ, nhưng không phải NĐT nào cũng làm được

Rất đơn giản, hãy luôn tính trước khả năng thua lỗ tối đa, cũng như tiềm năng lợi nhuận bạn mong muốn. Tỷ lệ Rủi ro/Lợi nhuận sẽ cho bạn biết rằng thương vụ đầu tư này có thực sự hấp dẫn hay không.

Nếu Lợi nhuận tiềm năng thu được lớn hơn nhiều so với rủi ro tối đa, hãy tự tin tham gia khi có cơ hội. Ngược lại, nếu tỷ lệ Rủi ro/Lợi nhuận là kém hấp dẫn, hãy quay lại bước 1, tìm kiếm những cơ hội khác, đánh giá và lập kế hoạch giao dịch.

Nguồn tham khảo: Thebalance

Có thể bạn quan tâm

Bộ sách Phân tích kỹ thuật toàn diện kiếm tiền trên mọi thị trường

Bộ sách Phân tích kỹ thuật toàn diện kiếm tiền trên mọi thị trường

ĐẶT SÁCH

Các viết cùng chủ đề