Guy Spier: Nếu một cổ phiếu tụt dốc sau khi bạn mua, đừng bán nó trước thời hạn hai năm!
Khi cổ phiếu vụt tăng giá, bán nó đi có thể là một niềm vui. Nhưng cũng có thể bạn sẽ cảm thấy tiếc nuối pha lẫn hồ hởi, hệt như chia tay một người bạn cũ vậy.
(*) Bài viết được trích từ sách “Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị“ – Guy Spier. (Đặt sách tại đây)
Cùng tìm hiểu 8 nguyên tắc đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả của Guy Spier:
Phần 1: Nguyên tắc đầu tiên: Ngưng kiểm tra giá cổ phiếu
Phần 2: Nguyên tắc thứ 2: Đã là nhà đầu tư thì đừng cố mua cổ phiếu người khác bán cho mình
Phần 3: Nguyên tắc thứ 3: Không nên nói chuyện với Ban Điều Hành nếu không muốn lạc vào mê cung
Phần 4: Nguyên tắc thứ 4: Tuân thủ trình tự nghiên cứu đầu tư
Phần 5: Nguyên tắc thứ 5: Bàn ý tưởng đầu tư với những người không có thù oán cá nhân
Phần 6: Nguyên tắc thứ 6: Không mua bán cổ phiếu khi thị trường đang mở cửa
Nguyên tắc thứ 7: Nếu một cổ phiếu tụt dốc sau khi bạn mua, đừng bán nó trước thời hạn hai năm
Khi một cổ phiếu tụt giá, bán nó đi còn đem lại cảm xúc căng thẳng hơn. Dù gì thì cũng thật khó khi đưa ra một quyết định lý trí cho một khoản đầu tư đã làm bạn lỗ vì các cảm xúc tiêu cực như hối tiếc, tự trách, và nỗi sợ có thể làm nghẽn mạch khả năng suy nghĩ sáng suốt. Mohnish đưa ra một nguyên tắc để đối phó với các lực tâm lý gây rối trí trong những tình huống ấy: nếu ông ấy mua một cổ phiếu và nó tụt giá, ông không cho phép bản thân bán nó đi trước thời hạn hai năm.
Mohnish giải thích điều này cho tôi vào thời gian gần bữa trưa với Warren Buffett, và điều này hợp lý tới mức tôi lập tức áp dụng. Một lần nữa, vai trò của nguyên tắc này giống một cầu dao, một cách làm chậm tôi lại và gia tăng khả năng đưa ra những quyết định có lý trí. Thậm chí còn quan trọng hơn, nguyên tắc này buộc tôi phải cẩn thận trước khi mua một cổ phiếu nào đó vì tôi biết mình sẽ phải sống với sai lầm này trong thời gian ít nhất là hai năm. Chính suy nghĩ này đã giúp tôi tránh rất nhiều vụ đầu tư tệ hại. Thực tế, trước khi mua cổ phiếu, tôi cố ý giả định rằng giá sẽ lập tức rớt 50% sau khi mua, và tôi tự hỏi mình liệu tôi có gánh nổi hay không. Rồi tôi chỉ mua lượng cổ phiếu mà tôi có thể chịu nổi áp lực về tâm lý nếu giả định của tôi thực sự xảy ra.
Nguyên tắc của Mohnish là một biến thể của một ý tưởng quan trọng mà Warren thường chia sẻ với các sinh viên. Như Warren đã từng phát biểu, “Tôi có thể cải thiện tình hình tài chính cuối đời của các cậu bằng cách tặng các cậu một tấm vé chỉ có 20 ô trống, các cậu chỉ có thể bấm vé này 20 lần mà thôi – đại diện cho số khoản đầu tư mà các cậu có trong đời. Mỗi khi các cậu bấm hết lỗ, các cậu không thể đầu tư thêm được nữa. Áp dụng nguyên tắc này, các cậu cần suy nghĩ thật cẩn thận về những gì các cậu làm, và các cậu buộc phải mua vào thật nhiều những gì các cậu nghĩ đến. Đây là cách các cậu sẽ đầu tư tốt hơn nhiều”.
Nguyên tắc: Trước khi mua cổ phiếu, đảm bảo rằng bạn đủ thích nó để có thể giữ nó ít nhất là hai năm, ngay cả khi giá của nó rớt còn một nửa ngay sau khi bạn mua.
Đọc thêm tại Chương 10: Những công cụ đầu tư – Xây dựng một quy trình tốt hơn – Sách “Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị“
Có thể bạn quan tâm: Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị – Guy Spier (Hành trình từ một tay “mafia” cò mồi phố Wall trở thành NĐT giá trị chân chính)
Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị – The Education of a Value Investor
Lột Xác Để Trở Thành Nhà Đầu Tư Giá Trị – The Education of a Value Investor